Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ Thuật Sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ Thuật Sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Những Vòng Tròn Trên Mặt Hồ


Hồi tôi khoảng bảy tuổi, có lần ông nội đã dẫn tôi đến bên hồ cá trong trang trại rồi bảo tôi thử ném một viên đá xuống nước. Sau đó ông bảo tôi quan sát những vòng tròn lan tỏa trên mặt nước do viên đá gây ra.

Bà Cụ Khả Nghi


Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển trong dịp hè. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa không quá xa phía trước mặt.

Câu chuyện của Muốn - Cần!

Nhìn chung, có một sự khác nhau rõ rệt giữa hai khái niệm cần và muốn. Tôi muốn có một chiếc Dylan, thật sự muốn như thế, nhưng tôi chỉ cần một chiếc Super Dream đàng hoàng để làm phương tiện đi lại, phục vụ công việc mà thôi. Đó, muốn được hiểu là những khao khát để phục vụ cho niềm vui, cái tôi muốn thể hiện, khao khát được chứng tỏ. Muốn dựa vào cảm tính của con người, và con người chúng ta muốn là vô hạn. Còn cần khác muốn thế nào? Cần là khi điều đó thực sự cần thiết cho chúng ta trong cuộc sống. Cần đảm bảo các yêu cầu: chỉ cần có được, tiết kiệm được, tính hữu dụng cao, đảm bảo trong một quá trình. Cần không mang tính thời trang mà mang tính chiến lược, phụ thuộc nhiều vào lý trí của con người. Và tôi chỉ cần như thế!

Người sống với người như thế nào?


Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống trong Tình và Nghĩa.

Cây Thước Kẻ

Có một cây thước kẻ kia, ngày này qua ngày khác chỉ làm mỗi một việc đó là kẻ hàng cho thẳng. Thế thôi! Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, cây thước cứ kẻ, kẻ mãi chỉ mỗi một đường thẳng. Công việc dần dần trở nên nhàm chán, tẻ nhạt, u buồn.

Đi Về Đâu Hỡi Con Đường Trước Mặt?


Một vị mục sư tuyên úy có lần được mời đi thuyết giảng ở một nhà thờ cách nơi đóng quân hai mươi dặm. Ông đem cả gia đình đi cùng nhưng lại quên không nói cho cô gái 6 tuổi là họ đang đi đâu. Sau khi đi được một đoạn đường cô bé ấy bỗng hỏi: "Ba ơi sau khi đến được chỗ mình sắp đến thì mình sẽ đi đâu nữa hả ba?". Câu hỏi đến là hay! Và tất cả chúng ta - mỗi người cũng nên cố gắng trả lời câu hỏi ấy cho chính mình. 

Hòn đá diệu kỳ!

Đã bao giờ bạn nghe câu chuyện về hòn đá diệu kỳ chưa? Chuyện kể về một người đàn ông may mắn được cho biết rằng nếu có được “hòn đá diệu kỳ” trong tay, năng lực huyền bí của hòn đá sẽ thực hiện cho ông tất cả những gì ông muốn. Hòn đá này đang nằm lẫn cùng với các hòn sỏi khác tại một bãi biển và ông sẽ nhận ra nó khi tìm thấy vì nó tỏa ra hơi nóng ấm áp chứ không lạnh lẽo như những hòn đá khác. Tất cả những gì ông cần làm là tìm cho được hòn đá diệu kỳ ấy. 

Truyện cực ngắn mà cực hay 2

Chiếc bánh kem
- Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Truyện cực ngắn mà cực hay 1

1. Nó
Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái, dỗ dành “Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!”. Vậy là nó nín. Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo: “Mẹ có đi đâu! Mẹ ở đây mà!” rồi lấy tay đặt trên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn. (Thanh Hải)

Chỉ số Tử tế

Sharon Salzberg đã chia sẻ tại Beliefnet.com. Cuốn "The Kindness Handbook: A Practical Companion" của bà được xuất bản năm 2008.

Chỉ số tử tế (Kindness Quotient) rất cần, cũng như chất lượng của tâm hồn, sự tử tế là một kỹ năng. Nó đào sâu thêm khi chúng ta biết chú ý tới chính mình và người khác bằng sự nhận thức. Khi chúng ta ra khỏi vùng thoải mái và nói chuyện với nhau, lắng nghe nhau, và quan tâm nhau theo cách thức khác thì sự tử tế sẽ phát triển. Kết quả của sự tử tế hơn sẽ được tiết lộ trong tâm trí chúng ta, trong cuộc sống và trong cộng đồng.

Con trai họ chỉ còn một tay một chân

Chuyện kể: Một anh lính Mỹ trở về nước sau khi đi tham chiến nước ngoài về. Anh điện thoại cho cha mẹ là anh sẽ dẫn về một người bạn, người ấy không có thân nhân, muốn về ở luôn tại nhà, anh ta bị thương rất nặng “chỉ còn có một chân và một tay.”

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Hạc Giấy



Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao nhiêu chân tình. Tôi biết một chàng trai đã gấp một ngàn con hạc giấy để tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì xán lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc nhưng rồi nỗi đau của chàng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.

Chia Sẻ Nỗi Đau



 Trong cuộc sống chúng ta đã từng hoặc sẽ có lúc phải an ủi một người nào đó đang đau buồn. Đó là vai trò quan trọng của một người bạn tốt. Câu hỏi tôi thường nghe nhất trong những dịp như thế là: “Tôi nên nói gì đây?” 

Ai hơn ai?

Trong một khu vườn tuyệt đẹp kia có nhiều loại hoa đua nhau khoe màu tranh sắc: Hoa Hồng, hoa Hướng Dương, hoa Vạn Thọ, hoa Cúc, kể cả vài cụm bông Móng Tay và bông Mười Giờ. Một ngày kia, có người đến nhìn ngắm những bông hoa đẹp, rồi lấy một cây thước ra đo chiều cao, chiều dài cũng như đếm số các nụ hoa. Xong ông ta bỏ đi.

Câu Chuyện Về Con Ruồi

Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu. Vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình. Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi. Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó! Tôi ốm. Điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa. Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi. Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, "đẹp" kinh khủng! Thế là mọi chuyện bắt đầu.

Ta Sinh Ra - Vươn Đến Trời Cao!



Câu chuyện sau đây của một tác giả khuyết danh nhắc ta nhớ rằng một hình ảnh tự kỷ mà lành mạnh đôi khi có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống:

Cha tôi!

Dưới đây là lời chia sẻ chân thành của một bạn trẻ người Trung Hoa về chính người cha ruột của mình. Bài viết được đăng trong tạp chí Độc Giả Văn Trích...

Tôi rất sợ người khác trông thấy tôi đi cùng với cha tôi, chính là vì ông bị thọt chân, mà người lại thấp bé, khi bước cứ phải vịn vào cánh tay tôi. Thật khó khăn lắm chúng tôi mới giữ được nhịp bước. Ông bước đi, vừa tập tễnh, lại vừa xiêu vẹo, khiến tôi rất là bực mình. Do vậy, dọc đường tôi và cha tôi rất ít khi trò chuyện. Lần nào cha cũng nói: “Con cứ đi đi, cha sẽ theo kịp bước chân con mà...”

Cuộc đời do bạn quyết định - bí quyết 90/10

Bí quyết 90/10 là gì? 10% cuộc đời là những gì xảy đến đối với bạn, 90% cuộc đời là do những phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy ra. Thế nghĩa là sao? Giờ hãy thử xét một ví dụ:

Cùng nhau vượt qua bão tố!

Một công ty nọ tổ chức thi tuyển nhân viên. Câu hỏi cuối cùng trong phần thi viết khiến hầu hết thí sinh ngạc nhiên. Câu hỏi như sau: “Bạn đang lái xe trong một đêm giông bão dữ dội. Khu vực bạn đang lái xe qua lại rất hoang vắng và bạn phát hiện thấy có ba người đứng bên vệ đường vẫy tay xin đi nhờ xe. Họ gồm một bà cụ đang bị bệnh nặng, một bác sĩ giỏi đủ khả năng cứu chữa bất kỳ căn bệnh nào, và người thứ ba là cô gái bạn yêu. Họ mong bạn cứu giúp, bạn muốn chở cả ba người nhưng rất tiếc xe bạn chỉ có thể chở thêm được một người nữa thôi. Vậy bạn sẽ chọn chở ai? Hãy giải thích lý do của sự chọn lựa ấy”.

Chậm Bớt Lại!

Một tay mê đua ngựa đem con ngựa của mình đến tham dự giải Epson Downs Steeplechase nổi tiếng ở Anh. Lúc cuộc đua sắp bắt đầu, ông ta nhét vội vào miệng con ngựa một viên thuốc nhỏ màu trắng. Công tước Marlboro, thành viên của Ban Tổ Chức, bắt gặp quả tang nên cảnh báo: “Này ông già! đừng có mà làm cái kiểu đó ở đây nghe chưa!”