Người
hiểu biết thường biết cách lắng nghe và gạn lấy
phần tinh túy của sự thật, rồi ủ nó thành chất men
cay nồng tuyệt diệu cho ngày sau.
Cố Tổng thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy thường
xuyên nhận được những danh sách dài vô tận các lời khuyên và cả những lời chỉ
trích từ các phương tiện truyền thông đại chúng về đường lối lèo lái con thuyền
đất nước. Đa phần chúng được ông đón nhận một cách hồn hậu. Thực tế là, ông
thường dùng một câu chuyện ưa thích để trả lời báo chí về những điều mà họ cho
rằng ông có thể làm tốt hơn.
Đó là câu chuyện về một danh thủ bóng chày huyền thoại luôn có những đường bóng
tuyệt mỹ. Khi tấn công, cầu thủ này giao bóng vô cùng ăn ý với đồng đội và
không bao giờ đi những đường bóng tồi. Lúc chơi ở vị trí đánh chặn, anh chưa
bao giờ bỏ lỡ một đường bóng và thường khéo léo bẻ gẫy các cơ hội ghi điểm của
đối phương. Anh ta chạy nhanh như gió và chơi bóng cực đẹp.
Thật sự là, anh ấy có thể đã trở thành một trong những danh thủ của mọi thời đại nếu như không có kiểu cách này: không ai có thể thuyết phục được anh ta rời khỏi phòng thông tấn mà ra sân chơi bóng! (Press box: phòng làm việc dành cho giới báo chí, truyền thông ở các sân vận động. Ở đây có ý nói chàng cầu thủ này đã không thể thành công hơn chỉ vì quá mê thích được nghe phóng viên bàn tán ca ngợi về mình). Chúng ta có thể thông cảm với chàng cầu thủ này về điều ấy vì trong đời mình chúng ta đã gặp quá nhiều những người hay phê phán và bình luận, chỉ trích và xét nét. Họ nhanh chóng nhận ra những sơ sót của ta và mau mắn tặng ta hàng loạt các lời khuyên.
Những khi bị rơi vào tình huống phải đón nhận sự phê bình, tôi cho là tốt nhất ta nên nhớ rằng không phải mọi lời phê bình đều vô giá trị. Người hiểu biết thường biết cách lắng nghe và gạn lấy phần tinh túy của sự thật, rồi ủ nó thành chất men cay nồng tuyệt diệu cho ngày sau (Lắng nghe và tách lấy phần nhân lõi của sự thật, rồi để dành nó làm hạt giống cho những vụ mùa sau). Thế nhưng một khi sự phê bình có vẻ tiêu cực, thiếu công bằng, tôi cho rằng tốt hơn cả là hãy nghĩ đến loài diều hâu. Loài chim này khi bị cả một đàn quạ tấn công thì chúng thường không hề chống cự. Thay vào đó, chúng cứ bay vút cao dần lên theo những vòng tròn càng lúc càng rộng, cho đến khi bầy lau nhau nỏ mồm kia không theo nổi nữa, đành phải buông tha nó.
Thế còn bạn, khi nhận được những lời phê bình hay chỉ trích quá đáng, liệu bạn có thể vượt lên trên để bay vút lên cao không?
Thật sự là, anh ấy có thể đã trở thành một trong những danh thủ của mọi thời đại nếu như không có kiểu cách này: không ai có thể thuyết phục được anh ta rời khỏi phòng thông tấn mà ra sân chơi bóng! (Press box: phòng làm việc dành cho giới báo chí, truyền thông ở các sân vận động. Ở đây có ý nói chàng cầu thủ này đã không thể thành công hơn chỉ vì quá mê thích được nghe phóng viên bàn tán ca ngợi về mình). Chúng ta có thể thông cảm với chàng cầu thủ này về điều ấy vì trong đời mình chúng ta đã gặp quá nhiều những người hay phê phán và bình luận, chỉ trích và xét nét. Họ nhanh chóng nhận ra những sơ sót của ta và mau mắn tặng ta hàng loạt các lời khuyên.
Những khi bị rơi vào tình huống phải đón nhận sự phê bình, tôi cho là tốt nhất ta nên nhớ rằng không phải mọi lời phê bình đều vô giá trị. Người hiểu biết thường biết cách lắng nghe và gạn lấy phần tinh túy của sự thật, rồi ủ nó thành chất men cay nồng tuyệt diệu cho ngày sau (Lắng nghe và tách lấy phần nhân lõi của sự thật, rồi để dành nó làm hạt giống cho những vụ mùa sau). Thế nhưng một khi sự phê bình có vẻ tiêu cực, thiếu công bằng, tôi cho rằng tốt hơn cả là hãy nghĩ đến loài diều hâu. Loài chim này khi bị cả một đàn quạ tấn công thì chúng thường không hề chống cự. Thay vào đó, chúng cứ bay vút cao dần lên theo những vòng tròn càng lúc càng rộng, cho đến khi bầy lau nhau nỏ mồm kia không theo nổi nữa, đành phải buông tha nó.
Thế còn bạn, khi nhận được những lời phê bình hay chỉ trích quá đáng, liệu bạn có thể vượt lên trên để bay vút lên cao không?
Thaomy (One Minute Can chage a Life –
Steve Goodier)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét