Tôi không biết người Việt bắt đầu làm nghề nail từ lúc nào. Tôi bị ép đi thi nail "Thuê" từ đầu thập niên 80's.
Cái thời còn trai trẻ, tôi có 1 cô bồ ở Nam CA, vào một ngày đẹp trời, cô nàng tới nhà rủ tôi đi ăn sáng. Lái xe hơn nửa tiếng tới China Town LA, vào 1 tiệm mì nhỏ xíu, chúng tôi gọi 2 tô mì, ăn chưa được nửa tô mì, thì cô nàng đứng dậy, đi tới quầy trả tiền (!), rồi trở lại bàn tiếp tục ăn (!!). Ăn xong xuôi, nàng hỏi tôi:"Có ngon không anh?", "Anh no chưa?".(chuyện gì đây!) Tôi trả lời cụt ngủn:"Dắt lầu." Rồi cô nàng rút ra từ túi xách, một cuốn sách dầy khoảng 1 inch, khổ bằng 1 cuốn tạp chí, đưa cho tôi rồi nói:"Anh mang về học đi, tuần tới đi thi cho em." Cầm cuốn sách, tôi lật sơ vài trang, rồi hỏi:
"Anh làm sao thi cho em, họ có cho phép thi dùm không?".
- "Anh làm thông dịch cho em, anh nói đánh dấu câu nào thì em ghi câu đó." (Trời! Chuyện vậy mà cũng có người nghĩ ra đươc.)
...
To make a long story short, tôi tới trường quan sát các học sinh thực tập, và trò chuyện với bà hiệu trưởng để có khái niệm về nghề hair & nail. Tới ngày thi, toi dậy sớm hơn, cầm cuốn sách đọc từ đầu tới cuối mất khoảng 2 tiếng, thế là sẵn sàng đi thi để "làm vừa ý người đẹp".
Đề thi gồm 2 phần: Lý thuyết và thực hành.(Tôi làm thông dịch viên và làm luôn người mẫu.)
- Lý thuyết chỉ hỏi quanh quẩn về khử trùng dụng cụ, vệ sinh và các loại vi khuẩn gây nên các bịnh về móng (piece of cake).
- Thực hành, tôi không nhớ rõ, chỉ nhớ là đưa bàn tay ra cho nàng dũa, mài, lau, sơn màu, sơn bóng gì đó. (Tôi ngồi chịu đựng có 30 phút mà thấy nó dài lê thê, ngáp muốn trẹo quai hàm). Tôi còn nhớ, trước khi đưa giám khảo xem, tôi lấy cây tăm, chấm 5 chấm vàng lên móng tay cái. Thi được bao nhiêu điểm, tôi không biết, chỉ nhớ là trên đường lái xe về nhà, nàng cười nói huyên thuyên. Khoảng hơn 1 tháng sau, tôi lại bị đi thi dùm cho 1 người bạn của nàng, sau này tôi biết là nàng "lấy giá quen biết $300 đô". Khoảng hơn nửa năm sau, tôi build cái tiệm nail đầu tiên cho nàng hết $18,000. Tổng cộng tôi thi nail 3 lần, tóc 1 lần.
Trở lại câu hỏi của t2a.
Theo nhận xét của nhiều người làm nail, “Nghề nail bây giờ không còn có ăn như hồi xưa nữa”, riêng tôi thì ngược lại nghề nail vẫn kiếm được nhiều tiền. Năm 2008 tôi vừa thuyết phục, vừa dụ dỗ, vừa bảo đảm, 2 vợ chồng người bạn build một tiệm nail hết hơn $250,000, khai trương chưa được 1 tháng, khách hàng phải hẹn trước, walk-in vẫn welcome, nhưng phải đợi hơi lâu. Bây giờ đang kiếm chỗ tốt mở tiệm nữa.
Tài liệu, thông tin về nghề nail trên mạng đầy, trường dạy hair & nail của người Việt cũng nhiều lắm. Tôi chỉ khuyên mẹ em là: Học nail xong, hay vừa làm nail vừa học cũng được, khi có license rồi nên chọn làm ở những tiệm nào khang trang, có hệ thống hút và lọc không khí. Vì nghề nail có nhiều hóa chất độc hại, hay gây dị ứng cho người làm lâu năm. Học nail 500 giờ là xong, học phí tùy trường $1500/ khóa là đắt nhất.
Đây là tài liệu vầ nghề nail bằng tiếng Việt:
http://www.mediafire.com/?ture9877zlawf8m
Hợp đồng sang nhượng 1 cơ sở thương mại cần phải có các điều kiện kèm theo sau đây:
1 - Inventory: Những đồ vật dụng cụ, supply cái nào sang nhượng, cái nào chủ cũ lease của leasing company, những thứ gì chủ cũ lấy về v.v., phải liệt kê rõ ràng. Chịu khó làm cái này để lúc giao tiệm khỏi cãi lộn.
2 - Lease: Chủ phố (Landlord) có chịu ký lease mới hay không? Nếu không thì lease có assumable không? lease có option không? và option bao lâu?
3 - Trong hợp đồng cũng nên có khoản: Người chủ cũ không được phép mở tiệm mới gần tiệm cũ dưới 5 miles. (Nhiều người sang tiệm nail cũ xong, mở cái mới sát bên cạnh tiệm cũ, sẽ lấy lại hết các khác quen cũ).
Sang nhượng một cơ sở kinh doanh nhỏ, không cần phải nhờ tới luật sư (mà thật ra luật sư cũng chỉ soạn 1 tờ hợp đồng mà bạn đã thỏa thuận với người bán Thỏa thuận với người bán equipment used tax 50/50, nếu không bạn sẽ phải trả tiền thuế này 1 mình , bản hợp đồng viết tay, bằng tiếng Việt vẫn có giá trị. Chủ yếu là cái LEASE và tình trạng equipment. PHẢI ĐỌC THẬT KỸ LEASE AGREEMENT
Chúc bạn thành công
(Bạn viết các điều kiện sang nhượng bằng tiếng Việt, rồi tôi sẽ giúp soạn lại và bổ xung bằng tiếng Anh cho bạn. Hay bạn muốn trả vài ngàn cho luật sư thì tùy ý.) Hay bạn tự soạn bằng tiếng Việt vẫn OK.
[QUOTE]@vha08,
Xin cám ơn anh nhiều!
Anh vui lòng giải thích cho tôi thêm vài vấn đề nhe!
1 - Asssumable nghĩa là gì?
2 - Nếu landlord không chịu ký với lease mói thì chúng ta phải làm sao?
3 -
Thỏa thuận với người bán equipment used tax 50/50, nếu không bạn sẽ phải trả tiền thuế này 1 mình
Anh có thể giải thích rõ thêm được không, please!
4 - Anh có thể soạn giúp 1 hợp đồng mẫu or có sẵn để tham khảo không?
Cám ơn anh vha08 thật nhiều! Chúc anh nhiều sức khỏe.
Ps: Chắc chắn là tôi không muốn tốn penny nào cho lawer đâu... Hihi
[/QUOTE]
1 - Asssumable nghĩa là gì?
Assumable lease có nghĩa là trong hợp đồng thuê nhà có đoạn, chủ phố cho phép người thuê mới (New tenant) được tiếp tục thuê theo hợp đồng cũ và tất cả các điều kiện trong hợp đồng, kể cả thời gian gia hạn (option) sau khi hợp đồng hết hạn.
Ví dụ: Lease 5 năm + 3 năm option. Sau 5 năm người thuê được quyền chọn lựa tiếp tục thuê 3 năm nữa hay dọn đi chỗ khác.
2 - Nếu landlord không chịu ký với lease mói thì chúng ta phải làm sao?
Thì đi kiếm tiệm khác hay build cái mới. Chủ phố không chịu ký lease mới có nghĩa là họ sẽ lấy tiệm lại sau khi lease hết hạn. Nhiều người Việt bị lừa ở khoản này. Làm chưa được 1 năm vừa khóc vừa chửi đi ra khỏi tiệm.
3 - Tất cả các tiểu bang lấy thuế sale & used tax. Tiểu bang của bạn định nghĩa tangible property is taxable (Used tax). Có nghĩa là tất cả đồ vật sờ, nhìn thấy được phải đóng 7.75% thuế. Và intangible property không phải trả thuế.
Ví dụ: Bạn sang cái tiệm nail $50K mà không nói rõ ràng trong trong hợp đồng cái nào là tangible cái nào là intangile, thì chính phủ tính: $50,000 x 7.75% = $3875 tiền used tax.
Tiểu bang của bạn thích chơi chữ vì vậy nên có sơ hở. Intangible có nghĩa là không nhìn thấy được, và un-movable. Trong tiệm nail chỉ có mấy cái ghế làm chân là đáng tiền, nhưng gắn vào drain line rồi nên không dời được vì vậy nó là intangible property. Tiểu bang khác ghi là fixtures thì khỏi trốn thuế được.
Vì vậy trong phần goodwill (Từ của kế toán, không dịch là thiện chí), thì ghi intangible property cao lên, tangible property khoảng $5000 là acceptable cho tiệm nail.
Tiền thuế khai ít, nhưng thuyết phục người bán chịu 50/50 thì có lợi cho bạn. Chính phủ dễ tin hơn vì đôi bên agree to pay tax)
Notes: Business name & clientele data base là intangible property. Căn bản định giá là $5000 per $100 revenue.
4 - Không có 1 khuôn mẫu nào về hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán liệt kê các điều kiện thỏa thuận giữa đôi bên. Bạn chưa thỏa thuận với người bán như thế nào thì làm sao tôi viết đây.
[QUOTE]
Cám ơn anh vha08 nhiều.
Nhưng thông tin của anh hữu ích lắm. Cũng xin được nói rõ hơn là tôi mới có ý định thôi...Hihi
Nhằm giúp cho cộng đồng người việt ở Mỹ hiểu các trình tự, thủ tục, các điều kiện build, mua bán, sang nhượng các tiệm nail, anh vha08 có thể vui lòng tóm lượt lại thành hai phần.
1- Build tiêm nail - Các thủ tục, trình tự:
.........
2- Mua bán, sang nhượng tiệm nail củ - Các thủ tục, trình tự:
.........
Được không anh?!
Ngoài ra, nếu được, anh vui lòng hướng dẫn thêm để nhưng ai muốn kinh doanh trong lãnh vực này không bi lừa gạt, sập hầm...
Xin được cám ơn anh vha08 rất nhiều.
[/QUOTE]
Cẩm Nang Cho Nghề Nail
I- Build tiêm nail - Các thủ tục, trình tự:
1 - Building cũ:
- - - Thương lượng giá thuê, thời gian thuê
- - - Thương lượng thời gian free rent cho phần xây cất (Tenant improvement period) thường chủ phố sẽ cho 3 tháng free rent, nếu khéo léo sẽ được hơn.
- - - Xây cất, sửa chữa (xem dưới đây)
2 - Building mới tinh:
- - - Liên lạc leasing agent/broker, điền application
- - - Sau khi verify credit, leasing agent sẽ gởi cho bạn letter of intend (trong đó liệt kê những gì landlord sẽ offer cho người thuê như: Landlord sẽ làm và cung cấp những việc gì thông thường là: Máy lạnh, sưởi, restroom (1 -2 cái tùy), trần nhà, standard lighting, sàn nhà, 240/480 volts electrical panel, gá, water meter, 4 bức tường) hoặc sẽ trả tiền lại cho người thuê những phần này.
note:
Những chủ phố người Việt/Mỹ thường lừa người thuê Việt bằng danh từ "Shell Only", nghĩa là chỉ cho thêu cái vỏ không thôi, người tenant phải làm tất cả các việc trên.
- - - Nhờ drafter (không cần architect) thiết kế floor & equipment lay-out plan gọi là "Tenant Improvement Plan", để xin giấy phép xây cất, tùy theo thành phố 1 - 6 tuần có building permit. Thường là 3 copies, 1 bản sẽ chuyển tới health department.
- - - Thời gian xây cất khoảng 4 tới 6 tuần, building cũ thì 2 - 4 tuần. Trong hợp đồng xây cất ký với contractor, nên có khoản penalty per day ($200/ 1 ngày) để buộc contractor phải xây xong đúng ngày, nếu không sẽ phải trả cho bạn $200 1 ngày. Nhiều người không ghi khoản này contractor cứ nhây ra, kéo dài 6 tháng cũng chưa xong.
Thời buổi bây giờ chỉ có những tiệm nào, đẹp, sạch sẽ, dụng cụ tối tân hơn, thì mới kiếm ăn nổi. Những tiệm không đạt yêu cầu của khách hàng đang từ từ cáo chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét