(Kiệt tác "Đôi tay cầu nguyện" của Albrecht Durer)
Vào thế kỷ thứ 15, tại
một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg
có một gia đình nghèo rất đông con. Và người bố - một thợ kim hoàn cần mẫn - đã
không từ nan làm việc gần mười tám tiếng mỗi ngày và sẵn sàng làm thuê bất kỳ công
việc gì để có thể kiếm đủ thức ăn đem về cho bầy trẻ.
Mặc dù sống trong cảnh túng quẫn nhưng cả nhà đều rất đùm bọc và yêu thương
nhau. Hai người con trai lớn là Albrecht và Albert luôn ấp ủ ước mơ cao đẹp là
được bước chân trên con đường nghệ thuật, nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó
khăn nên họ không thể đến học tại học viện ở Nuremberg được.
Sau nhiều đêm trăn trở bàn bạc, hai anh em bèn nghĩ ra một cách - họ sẽ gieo đồng xu, người thua sẽ làm việc trong hầm mỏ gần nhà để kiếm tiền nuôi người kia trong suốt thời gian học ở học viện. Và sau khi thành tài, người kia sẽ phải lo tiền học cho người còn lại. Họ cùng nhau gieo đồng xu và Albrecht thắng nên đã lên đường đến Nuremberg. Ở quê nhà, người em Albert bắt đầu chuỗi ngày làm việc vất vả, cực nhọc trong hầm mỏ và suốt bốn năm đều đặn gửi tiền cho anh. Tại học viện, tài năng của Albrecht mau chóng tỏa sáng như một thiên tài. Những bức khắc, chạm trổ, sơn dầu của anh vượt xa tài năng của các giáo sư đang dạy anh, vì thế đến lúc tốt nghiệp, Albrecht đã có thể kiếm được những khoản tiền lớn nhờ vào việc bán tranh.
Khi Albrecht trở về làng, gia đình tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừng thành công của chàng họa sĩ trẻ. Cuối bữa tiệc đầy hân hoan đó, Albrecht đứng dậy nâng cốc hướng về phía người em trai của mình bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để vun đắp cho hoài bão nghệ thuật của mình. Rồi anh nói: “Và bây giờ, Albert, em trai yêu quý của anh, đã đến lúc em biến ước mơ của mình thành hiện thực rồi đó. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em”.
Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi Albert đang ngồi, im lặng chờ đợi. Mặc cho nước mắt chảy ràn rụa trên gương mặt gầy gò, xanh xao, Albert nghẹn ngào nói: “Không!... không!...”. Ngừng một lát như để lấy lại bình tĩnh, Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người thân yêu của mình rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói: “Không anh ơi, đã muộn mất rồi! Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay của em. Mỗi ngón tay đều đã bị dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải của em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao em có thể cầm cọ để vẽ nên những đường nét tinh tế được. Anh ơi, đã quá muộn rồi!...”
Đã hơn sáu trăm năm trôi qua kể từ ngày ấy và Albrecht Durer hiện nay được biết đến như một họa sĩ tài danh với hàng trăm tác phẩm được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng nổi tiếng trên thế giới. Trong số đó có một tác phẩm đặc biệt, gắn liền với tên tuổi của ông mà ai cũng biết đến, thậm chí chỉ cần bản sao thôi họ cũng nhận ra ông - đó là tác phẩm “Đôi tay cầu nguyện”.
Giai thoại kể lại rằng, một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn sự hy sinh cao quý của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn với những ngón tay gầy gò áp vào nhau và hướng lên trời của em trai mình. Albrecht đặt tên cho bức tranh đó là “Đôi tay”, nhưng cả thế giới mê tranh ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là “Đôi tay cầu nguyện”.
Khi đứng chiêm ngưỡng một tuyệt phẩm như thế, chắc hẳn ai ai cũng đều xúc động. Quả thật, nó đúng là một tác phẩm nghệ thuật vô giá được kết tinh không phải chỉ từ tài năng của một họa sĩ mà còn bằng tình yêu đằm thắm của con tim.
Sau nhiều đêm trăn trở bàn bạc, hai anh em bèn nghĩ ra một cách - họ sẽ gieo đồng xu, người thua sẽ làm việc trong hầm mỏ gần nhà để kiếm tiền nuôi người kia trong suốt thời gian học ở học viện. Và sau khi thành tài, người kia sẽ phải lo tiền học cho người còn lại. Họ cùng nhau gieo đồng xu và Albrecht thắng nên đã lên đường đến Nuremberg. Ở quê nhà, người em Albert bắt đầu chuỗi ngày làm việc vất vả, cực nhọc trong hầm mỏ và suốt bốn năm đều đặn gửi tiền cho anh. Tại học viện, tài năng của Albrecht mau chóng tỏa sáng như một thiên tài. Những bức khắc, chạm trổ, sơn dầu của anh vượt xa tài năng của các giáo sư đang dạy anh, vì thế đến lúc tốt nghiệp, Albrecht đã có thể kiếm được những khoản tiền lớn nhờ vào việc bán tranh.
Khi Albrecht trở về làng, gia đình tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừng thành công của chàng họa sĩ trẻ. Cuối bữa tiệc đầy hân hoan đó, Albrecht đứng dậy nâng cốc hướng về phía người em trai của mình bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để vun đắp cho hoài bão nghệ thuật của mình. Rồi anh nói: “Và bây giờ, Albert, em trai yêu quý của anh, đã đến lúc em biến ước mơ của mình thành hiện thực rồi đó. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em”.
Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi Albert đang ngồi, im lặng chờ đợi. Mặc cho nước mắt chảy ràn rụa trên gương mặt gầy gò, xanh xao, Albert nghẹn ngào nói: “Không!... không!...”. Ngừng một lát như để lấy lại bình tĩnh, Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người thân yêu của mình rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói: “Không anh ơi, đã muộn mất rồi! Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay của em. Mỗi ngón tay đều đã bị dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải của em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao em có thể cầm cọ để vẽ nên những đường nét tinh tế được. Anh ơi, đã quá muộn rồi!...”
Đã hơn sáu trăm năm trôi qua kể từ ngày ấy và Albrecht Durer hiện nay được biết đến như một họa sĩ tài danh với hàng trăm tác phẩm được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng nổi tiếng trên thế giới. Trong số đó có một tác phẩm đặc biệt, gắn liền với tên tuổi của ông mà ai cũng biết đến, thậm chí chỉ cần bản sao thôi họ cũng nhận ra ông - đó là tác phẩm “Đôi tay cầu nguyện”.
Giai thoại kể lại rằng, một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn sự hy sinh cao quý của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn với những ngón tay gầy gò áp vào nhau và hướng lên trời của em trai mình. Albrecht đặt tên cho bức tranh đó là “Đôi tay”, nhưng cả thế giới mê tranh ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là “Đôi tay cầu nguyện”.
Khi đứng chiêm ngưỡng một tuyệt phẩm như thế, chắc hẳn ai ai cũng đều xúc động. Quả thật, nó đúng là một tác phẩm nghệ thuật vô giá được kết tinh không phải chỉ từ tài năng của một họa sĩ mà còn bằng tình yêu đằm thắm của con tim.
Thaomy (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét